Q
Vũ Văn Quang
Ngày 01/07/2025, 19:22
Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho AI, bao gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, quyền riêng tư và an toàn dữ liệu. Các chính sách cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các startup trong lĩnh vực AI phát triển, đồng thời kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn các rủi ro liên quan đến việc lạm dụng công nghệ này.
Thứ hai, Chính phủ cần thúc đẩy việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Để làm được việc này, cần có chính sách hỗ trợ tài chính đối với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực AI. Ngoài ra, cần hợp tác với các quốc gia phát triển công nghệ cao để tận dụng nguồn tri thức và kinh nghiệm quốc tế, từ đó thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.
Thứ ba, song song với R&D, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố không thể thiếu. Chính phủ cần có kế hoạch dài hạn để đào tạo và phát triển lực lượng lao động có kỹ năng về AI. Các chương trình đào tạo cần được đưa vào hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông cho đến đại học. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp lớn trong ngành để tổ chức các khóa học, hội thảo và chương trình thực tập cũng là một giải pháp quan trọng.
Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời
Các văn bản ban hành về phát triển trí tuệ nhân tạo:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2021). Quyết định số 1678/QĐ-BKHCN ngày 23/6/2021 về việc ban hành kế hoạch triển khai “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”.
2. Chính phủ (2024). Nghị định số 182/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ Đầu tư.
3. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 về ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đề nghị quý cơ quan nghiên cứu thực hiện